Khi nói đến ẩm thực Việt thì người ta nghĩ ngay đến các nét đặc trưng
như: tính hòa đồng, đa dạng, ít mỡ; đậm đà hương vị với sự kết hợp nhiều
loại gia giảm để tăng mùi vị, sức hấp dẫn trong các món ăn. Đặc biệt là
sự dung hòa trong cách phối hợp nguyên liệu không quá cay, quá ngọt hay
quá béo.
Đặc trưng trong ẩm thực của người Việt là là sự dung hòa trong cách phối hợp nguyên liệu không quá cay, quá ngọt hay quá béo
Các
nguyên liệu phụ (gia vị) để chế biến món ăn Việt Nam rất phong phú, bao
gồm nhiều loại rau thơm như húng thơm, tía tô, kinh giới, hành, thìa
là, mùi tàu v.v.; các gia vị thực vật thường xuất hiện trong ẩm thực
Việt Nam như ớt, hạt tiêu, sả, hẹ, tỏi, gừng, chanh quả hoặc lá non; các
gia vị lên men như mẻ, mắm tôm, thính, bỗng rượu, dấm thanh hoặc kẹo
đắng, nước cốt dừa v.v. Các gia vị đặc trưng của các dân tộc Đông Nam Á
nhiệt đới nói trên được sử dụng một cách tương sinh hài hòa với nhau và
thường thuận theo nguyên lý “âm dương phối triển”, như món ăn dễ gây
lạnh bụng buộc phải có gia vị cay nóng đi kèm.
Các nguyên liệu phụ (gia vị) để chế biến món ăn Việt Nam rất phong phú
Trong
ẩm thực Việt Nam các món ăn kỵ nhau không thể kết hợp trong một món hay
không được ăn cùng lúc vì không ngon, hoặc có khả năng gây hại cho sức
khỏe cũng được dân gian đúc kết thành nhiều kinh nghiệm lưu truyền qua
nhiều thế hệ. Trong ẩm thực Việt, người ta sử dụng nước mắm, tương,
tương đen (còn gọi là xì dầu) thường xuyên. Bát nước mắm dùng chung trên
mâm cơm và nồi cơm chung, từ xưa đến nay biểu thị tính cộng đồng gắn bó
của người Việt và mang tính đặc trưng cho ẩm thực Việt Nam.
Thêm
một đặc điểm giúp phân biệt ẩm thực Việt Nam với một số nước khác đó
là: ẩm thực Việt Nam chú trọng ăn ngon tuy đôi khi không đặt mục tiêu
hàng đầu là ăn bổ. Bởi vậy trong hệ thống ẩm thực Việt Nam ít có những
món ăn cầu kỳ, hầm nhừ ninh kỹ như ẩm thực Trung Hoa, cũng không thiên
về bày biện có tính thẩm mỹ cao độ như ẩm thực của Nhật Bản, mà thiên về
phối trộn gia vị một cách tinh tế để món ăn được ngon.
Trong thực
tế nhiều người nhận thấy, đặc trưng ẩm thực Việt Nam toát lộ trong sự
đối sánh với các nền văn hóa ẩm thực khác trên thế giới: món ăn Trung
Hoa ăn bổ thân, món ăn Việt ăn ngon miệng, món ăn Nhật nhìn thích mắt.
Tuy nhiên, đặc điểm này càng ngày càng phai nhòa và trở nên ít bản sắc
trong thời hội nhập.
Ẩm thực Việt Nam chú trọng ăn ngon tuy đôi khi không đặt mục tiêu hàng đầu là ăn bổ
Văn
hóa ẩm thực Việt Nam là nét văn hóa tự nhiên hình thành trong cuộc
sống. Đối với người Việt, ẩm thực Việt Nam không chỉ là nét văn hóa về
vật chất mà còn là văn hóa về tinh thần. Qua ẩm thực Việt Nam người ta
có thể hiểu được nét văn hóa thể hiện phẩm giá con người, trình độ văn
hóa của dân tộc với những đạo lý, phép tắc, phong tục trong cách ăn uống
của người Việt.
|